2 chế độ ăn Chay Vegetarian và Thuần chay Vegan

SO SÁNH CHẾ ĐỘ ĂN CHAY (VEGETARIAN) VÀ ĂN THUẦN CHAY (VEGAN)

Điểm giống nhau lớn nhất giữa chế độ Ăn Chay và Thuần chay là người ăn không sử dụng bất kì nguyên liệu nào từ động vật: gà, chó, cá và tất cả loài khác.

Tại Việt Nam hiện nay, khái niệm giữa ăn Chay và Thuần Chay đang được hiểu một cách chưa rõ ràng, bất kể trong hay ngoài cộng đồng ăn chay Việt. Ở phương Tây, nó được phân loại ra 2 khái niệm tương đương là Vegetarian và Vegan.

Ăn chay (Vegetarian) và ăn Thuần chay (Vegan)

Ăn Chay với Thuần chay (Vegetarian với Vegan) đang được dùng rộng rãi phổ biến để đặt tên cho chế độ ăn kiêng hoặc tên gọi dành cho các món ăn/ thực phẩm. Chúng có thể sử dụng như danh từ hoặc tính từ. Và chung quy, hệ thống phân loại và diễn giải từ ngữ, cùng các khái niệm liên quan thì bên phương Tây có sự rõ ràng hơn so với Việt Nam.

I. Ăn Chay – Vegetarian

Vegetarian (noun/danh từ): a person who does not eat meat: someone whose diet consists wholly of vegetables, fruits, granins, nuts, and sometimes eggs or dairy products.

Nguồn: https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/vegetarian

Vegetarian Food
Vegetarian – Ăn Chay

Dịch ra Tiếng Việt: Vegetarian: là người không ăn thịt, chế độ ăn bao gồm các loại rau củ, hoa quả, ngũ cốc, các loại hat, và đôi khi bao gồm trứng và các sản phẩm từ sữa. Đối với vegetarian, chúng ta có thể chia ra làm 3 chế độ ăn nhỏ là:

  •  Ovo – Vegetarian: chỉ tiêu thụ trứng, không dùng các sản phẩm từ sữa.
  •  Lacto – Vegetarian: tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, không tiêu thụ các sản phẩm có trứng.
  •  Lacto – ovo vegetarian : tiêu thụ cả trứng và sữa trong bữa ăn.

Từ Vegetarian bắt đầu được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ năm 1839.

Chay cũng có thể theo nghĩa tương đương với Vegetarian, tức là những người không ăn các thực phẩm từ thịt, cá mà thay vào đó là các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, cùng với trứng và sữa, mật ong.

Đặt vào nên văn hóa và xã hội của Việt Nam qua các thời kì, chay từng gắn liền chặt chẽ với đạo Phật và tông giáo. Nhiều người chọn việc ăn chay để tránh sát sinh, bảo vệ động vật. So với nhiều nước khác thì Việt Nam có một nét văn hóa khác biệt là nhiều người tuy không ăn chay thường xuyên ( ăn chay trường) nhưng thường chọn 2 ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Một số người ăn chay không ăn trứng ( vẫn tiêu thụ các sản phẩm từ sữa động vật) vì lí do tránh sát sinh. Nhưng cùng với lý do trên, một số bộ phận ăn chay vẫn tiêu thụ trứng gà công nghiệp – trứng chưa được thụ tinh.

Ăn Chay Và Ngũ Vị Tân

Một đặc điểm thú vị về văn hóa, xã hội ở Việt Nam khiến định nghĩa về Chay thêm phần phức tạp là sự loại bỏ tân ngũ vị trong chế biến và ăn uống. Nhiều người ăn chay theo đạo Phật lựa chọn không ăn ngũ vị tân – bao gồm năm thứ gia vị cay nồng: Hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cử. Theo kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni thì trong năm thứ này ở Việt Nam ta chỉ có ba thứ: Hành, hẹ và tỏi. Người ăn ngũ vị tân chư Thiên do sợ mùi hôi nên đều xa lánh.

Nếu hiểu về chay theo nghĩa mở rộng, vượt khỏi phạm trù của tôn giáo tín ngưỡng, thì ngũ vị tân vẫn thỏa mãn là các nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Ăn Chay ở Việt Nam, không đơn thuần là một chế độ ăn hay từ định tính cho một món ăn, mà nó còn gắn liền với văn hóa, xã hội của người Việt.

2. Ăn Thuần Chay – Vegan.

Vegan và Thuần Chay có thể coi là những khái niệm mới gần đây phổ biến trong cộng đồng những người ăn chay và quan tâm đến sức khỏe, ăn chay để cân bằng nói chúng.

Thuần chay được hiểu là chế độ ăn bao gồm các loại rau củ, hoa quả, ngũ cốc, các loại hạt, và không bao gồm trứng sữa và các sản phẩm từ sữa, cùng mật ong. Hiểu một cách ngắn gọn nhất, người ăn thuần chay hoặc các món ăn thuần chay không sử dụng bất kì nguyên liệu nào có nguồn gốc từ động vật, cam kết không ủng hộ cho bất kỳ một hoạt động nào dựa trên sự bóc lột, hành hạ, giết hại các loài động vật.

Vegan – Đó là một quá trình mà nơi các bạn cún, mèo,… được bảo vệ và yêu thường. Nơi mà mỗi cá nhân chúng ta sẽ biết quan tâm những điều nhỏ bé nhất. Nơi mà lúc nào cũng dâng trào một thứ tình cảm yêu thương đối với động vật sâu sắc….

Vegan foods
Món Ăn Thuần Chay – Nhà hàng Cái Mâm Bistro – Signature Vegan – 09 Nhà Thờ

Một số quan điểm cho rằng thuần chay là không sử dụng cả thực phẩm giả mặn. Tuy nhiên, nếu xét về mặt kĩ thuật, thực phẩm giả mặn đều có nguồn gốc từ thực vật (ví dụ như đầu nành, mì căn,..) – đều thỏa mãn định nghĩa ở trên.

Nhà hàng Cái Mâm Bistro – Signature Vegan phục vụ thực khách các món ăn thuần chay với nguồn nguyên liệu tươi sạch từ tinh hoa của dải đất hình chữ S, trong một không gian sang trọng ấm cúng, ăn chay để cân bằng sức khỏe, để bảo vệ môi trường. Thân mời thực khách cùng những người thân yêu ghé nhà hàng thưởng thức món ăn ngon, tạo điều kiện để cơ thể được chữa lành tự nhiên.

Cái Mâm – Hơn cả một bữa ăn!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *